LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài có một số điểm khác so với thủ tục ly hôn trong nước. Hiện
nay việc ly hôn có yếu tố nước ngoài có nhiều khó khăn và vướng mắc. Tuy nhiên
đã có sự thống nhất về quy định của pháp luật. Luật Nhật Hà xin hướng dẫn quý
khách hàng có quan tâm về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam theo
pháp luật hiện hành và những lưu ý khi thực hiện.
1. Ly hôn
có yếu tố nước ngoài là gì?
Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly
hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp cụ thể như:
- Ly
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Ly hôn giữa
người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam khi họ có yêu cầu.
Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở
Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp
luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; Nếu họ không có nơi thường trú
chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn
tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tô nước ngoài
– Theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 Bộ luật
tố tụng dân sự 2015 thì việc giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình
hay yêu cầu về hôn nhân và gia đình đều thuộc thẩm quyền của Tòa án.
– Theo Khoản 3 Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước thuộc Tòa án nhân dân
cấp tỉnh.
– Trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Khoản 4 Điều 35 Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015, nếu việc ly hôn diễn ra với công dân Việt Nam cư trú
ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên
giới với Việt Nam thì thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện
3. Hồ sơ xin ly hôn có yếu tố nước ngoài
- Đơn xin ly hôn với người nước ngoài hoặc
Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của Tòa án). Nếu người ký là
người đang ở nước ngoài thì phải có xác nhận của sứ quán Việt Nam tại nước
ngoài (đối với người VN) hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
(đối với người nước ngoài)
- Giấy chứng nhận kết hôn bản chính, trong trường hợp mất bản
chính Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và trình bày rõ trong đơn.
- Bản sao công chứng giấy CMND/ Hộ Chiếu
và sổ hộ khẩu
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực
giấy khai sinh của các con (nếu có con)
- Giấy tờ liên quan đến tài sản chung,
nợ chung (Bản sao)
- Giấy xác nhận nơi cư
trú, nhân thân của bị đơn (Đối với trường hợp ly hôn đơn phương)
- Biên bản hòa giải
xác nhận mâu thuẫn vợ chồng;
–
Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước
ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương
về việc một bên đã xuất cảnh và đã có tên trong sổ hộ khẩu;
–
Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam
thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ
đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên
không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải
trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

4. Các bước tiến hành thủ
tục xin ly hôn có yếu tố nước ngoài
B1: Nộp hồ sơ hợp lệ về việc xin ly hôn tại
Tòa án có thẩm quyền (nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện)
B2: Trong
thời hạn 7-15 ngày, Tòa án kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Tòa
án sẽ gửi thông báo tạm ứng án phí.
Theo
quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong vòng 08 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ Tòa án phải xem
xét và ra 01 trong các Quyết định sau:
-
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nếu hồ sơ còn
chưa hợp lệ;
-
Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông
thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo
thủ tục rút gọn;
-
Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và
thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
khác;
-
Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ
việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
B3: Nộp
tiền tạm ứng án phí dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp
biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa
án thụ lý vụ án xin ly hôn và ra thông báo thụ lý vụ án gửi viện kiểm sát cùng
cấp và bị đơn (người có liên quan).
B4: Tòa án mở phiên hòa giải tại tòa và tiến
hành thủ tục ly hôn tại Tòa theo thủ tục sơ thẩm.
Theo
quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Hòa giải là thủ tục bắt buộc
phải tiến hành khi thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình, bao gồm các phiên hòa
giải sau:
-
Hòa giải cơ sở tại tổ dân phố (02 lần);
-
Hòa giải tại Trung tâm hòa giải đối thoại (02-03 lần);
-
Hòa giải tố tụng tại Tòa án sau khi hồ sơ đã được
thụ lý (03 lần)
Lưu ý: Pháp luật không yêu
cầu đơn ly hôn phải thông qua hòa giải tại cơ sở (UBND xã, phường, Công đoàn cơ
quan,…) Tuy nhiên, trên thực tế nhiều Tòa án vẫn bắt buộc có bước hòa giải này.
B5: Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục
pháp luật quy định.
5. Thời hạn
giải quyết
Tùy
vào từng vụ việc cụ thể mà thời hạn giải quyết khác nhau. Trên cơ sở luật
định thì thời hạn chuẩn bị xét xử là từ 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;
Thời hạn mở phiên tòa từ 01 – 02 tháng kể từ ngay có quyết định đưa vụ án ra
xét xử.
Tuy
nhiên việc giải quyết cũng có phần phụ thuộc vào sự hợp tác của các bên và nội
dung giải quyết tranh chấp của hai bên

Luật Nhật Hà luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết. Xin vui lòng liên hệ: 0967164636 – 0945603196 để được tư vấn cụ thể.
Trân trọng.!
————————————————————————————
LUẬT NHẬT HÀ
Hotline: 0967164636 - 0945603196
Website: http://luatnhatha.com/
Email: luatnhatha@gmail.com