1. Án Lệ
Thuật ngữ “án lệ” có nguồn gốc Latinh được hiểu là việc có trước, xảy ra trước hay cách thức xử lí một tình huống nhất định, được xem là một mẫu mực cho việc xử lí trong những tình huống tương tự về sau. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về án lệ và áp dụng ra sao?
Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù hàng năm khi tổng kết công
tác xét xử, Toà án nhân dân tối cao có đưa ra các vụ án điển hình để hướng dẫn
toà án cấp dưới xét xử, tuy nhiên khi lập luận cho quyết định của mình, các thẩm
phán vẫn phải căn cứ vào các quy định của pháp luật, chứ không dựa vào các bản
án đã xét xử. Việt Nam không có truyền thống áp dụng án lệ và không coi án lệ
là một hình thức pháp luật
2. Quy định mới nhất về áp dụng Án lệ trong
hoạt động xét xử
Hiện nay, việc áp dụng án
lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án, không còn gì xa lạ. Thực tế đã có 57 bản
án áp dụng án lệ về tranh chấp hợp đồng tín dụng trong lĩnh vực kinh doanh,
thương mại; 04 bản án áp dụng án lệ về hôn nhân gia đình; 06 bản án áp dụng án
lệ về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất…
Tuy nhiên, Hội
đồng thẩm phán vừa ban hành Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP về quy trình
lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ trong đó việc áp dụng án lệ từ 15/7/2019 có
một số thay đổi lớn như sau:
2.1 Thời gian được phép áp dụng án lệ trong xét
xử
Từ Trước ngày 15/7/2019: Thời gian được phép áp dụng
án lệ trong xét xử 45 ngày từ ngày công bố hoặc được ghi trong quyết
định công bố án lệ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao
Từ ngày 15/7/2019: Thời
gian được phép áp dụng án lệ trong xét xử 30 ngày kể từ ngày được công bố
2.2 Nguyên tắc áp dụng án lệ
Từ Trước ngày 15/7/2019:
Nguyên tắc áp dụng án lệ
Bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện
pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau:
- Số án lệ, số bản án, quyết định của Toà án
có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ
và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án
lệ (nội dung khái quát của án lệ) phải được viện dẫn, phân tích trong phần
“Nhận định của Tòa án”.
- Tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn
nguyên văn những nội dung hạt nhân của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án
trong việc xét xử, giải quyết các vụ việc tương tự.
Từ ngày 15/7/2019:Nguyên
tắc áp dụng án lệ
Bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý
tương tự thì phải được giải quyết như nhau:
- Số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải
pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết
phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”.
- Tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn
toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong
việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự.
2.3 Cơ sở pháp lý
Từ Trước ngày 15/7/2019:
- Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP;
- Công văn 146/TANDTC-PC ngày 11/7/2017
Từ ngày 15/7/2019: Nghị quyết
04/2019/NQ-HĐTP
3.Quy trình lựa chọn án lệ
Án lệ được hình thành theo quy
trình sau:
Bước
1: Đề xuất bản án, quyết định để phát triển thành án lệ
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có
thể gửi đề xuất bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chứa
đựng lập luận, phán quyết đáp ứng các tiêu chí lựa chọn án lệ cho Tòa án
nhân dân tối cao để xem xét, phát triển thành án lệ.
Các Tòa án có trách nhiệm tổ
chức rà soát, phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
mình chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng các tiêu chí lựa chọn án lệ và
gửi cho Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, phát triển thành án lệ.
Bước
2: Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển
thành án lệ
Bản án, quyết định được đề xuất
lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ được
đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao để các Tòa án,
chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, cá nhân, cơ quan, tổ chức
quan tâm tham gia ý kiến trong thời hạn 30 ngày. Đối với các trường hợp
bản án, quyết định do Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa
án nhân dân cấp cao đề xuất hoặc được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì việc lấy ý kiến là không
bắt buộc.
Trên cơ sở kết quả lấy ý kiến
rộng rãi đối với các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành
án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ, Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao xem xét, quyết định việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ.
Bước
3: Thành lập Hội đồng tư vấn án lệ
Hội đồng tư vấn án lệ do Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao thành lập gồm có ít nhất 09 thành viên. Chủ tịch Hội
đồng là Chủ tịch Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối cao, 01 Phó Chủ tịch Hội
đồng là Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối cao, các thành viên
khác là đại diện Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư
Việt Nam, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia về pháp luật
và 01 đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao
(đồng thời là Thư ký Hội đồng).
Trường hợp tư vấn án lệ về hình
sự thì thành phần của Hội đồng tư vấn án lệ phải có đại diện Cơ quan điều tra
của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Bước
4: Lấy ý kiến Hội đồng tư vấn án lệ
Theo quy định tại khoản 2 Điều
5 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP, Hội đồng tư vấn án lệ có trách nhiệm thảo
luận cho ý kiến đối với các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát
triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ.
Việc lấy ý kiến của Hội đồng tư
vấn án lệ được thực hiện thông qua phiên họp thảo luận trực tiếp hoặc bằng
văn bản. Chủ tịch Hội đồng tư vấn án lệ quyết định phương thức lấy ý kiến của
các thành viên Hội đồng và báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kết quả tư
vấn.
Bước
5: Thông qua án lệ
Sau khi các bản án, quyết định
được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ được lấy ý kiến theo hướng dẫn
tại Điều 4 và Điều 5 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP, Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao để thảo luận, biểu quyết thông qua án lệ.
Trường hợp án lệ được phát
triển từ bản án, quyết định do Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban
Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao đề xuất hoặc được Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, quy trình lựa
chọn, thông qua án lệ được rút gọn theo hướng Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao xem xét thông qua án lệ mà không nhất thiết phải qua các bước lấy ý
kiến theo hướng dẫn tại Điều 4 và Điều 5 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP.
Phiên họp lựa chọn, thông qua
án lệ của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần
ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết
tán thành. Kết quả biểu quyết phải được ghi vào biên bản phiên họp lựa
chọn, thông qua án lệ của Hội đồng Thẩm phán và là căn cứ để Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao công bố án lệ.
Bước
6: Công bố án lệ
Trên cơ sở kết quả biểu quyết
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc thông qua án lệ, Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao công bố án lệ.
Nội dung của án lệ
được công bố bao gồm: Số, tên án lệ; số, tên bản án, quyết định của Tòa án
có nội dung được phát triển thành án lệ; tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý
của án lệ; quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ; từ khoá về những tình
huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ; các tình tiết trong vụ án và phán
quyết của Tòa án có liên quan đến án lệ; nội dung của án lệ.
4.
Bãi bỏ án lệ
Án lệ đương nhiên bị bãi bỏ:
trường hợp án lệ không còn phù hợp do sự thay đổi của pháp luật thì án lệ đương
nhiên bị bãi bỏ, không cần phải có quy trình bãi bỏ án lệ đối với trường hợp
này.
Án lệ bị bãi bỏ theo quy trình
bãi bỏ án lệ do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tiến hành: trường
hợp án lệ không còn phù hợp do chuyển biến tình hình hoặc bản án, quyết định có
nội dung được lựa chọn phát triển thành án lệ đã bị hủy, sửa toàn bộ hoặc phần
liên quan đến án lệ thì Hội đồng Thẩm phán xem xét, quyết định việc bãi bỏ án
lệ.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao xem xét việc bãi bỏ án lệ theo quy trình được hướng dẫn tại Điều 10
Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:
Bước
1: Kiến nghị bãi bỏ án lệ
Cá nhân, cơ quan, tổ chức, Tòa
án kiến nghị với Tòa án nhân dân tối cao xem xét việc bãi bỏ án lệ khi phát
hiện án lệ thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 của Nghị quyết này.
Tòa án đã hủy, sửa bản án,
quyết định thuộc trường hợp hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 9 của Nghị quyết
này phải gửi báo cáo kèm theo quyết định đã hủy, sửa về Tòa án nhân dân tối cao
để xem xét việc bãi bỏ án lệ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban
hành quyết định.
Bước
2: Tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem
xét việc bãi bỏ án lệ
Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày nhận được kiến nghị, báo cáo theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều này,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao xem xét việc bãi bỏ án lệ.
Bước
3: Thông qua việc bãi bỏ án lệ
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao họp biểu quyết thông qua việc bãi bỏ án lệ theo nguyên tắc hướng dẫn
tại khoản 3 Điều 6 của Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP, theo đó: Phiên họp Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số
thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành.
Bước
4: Thông báo bãi bỏ án lệ
Trên cơ sở kết quả biểu quyết
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao ban hành thông báo bãi bỏ án lệ, trong đó xác định rõ thời điểm án lệ bị
bãi bỏ. Thông báo bãi bỏ án lệ được đăng tải trên Cổng thông tin điện
tử của Tòa án nhân dân tối cao; được gửi cho các Tòa án, các đơn vị thuộc
Tòa án nhân dân tối cao.
5.Áp
dụng án lệ trong xét xử
Khi xét xử,
Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có
tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ
việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải
nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án. Trường hợp Tòa án áp dụng án
lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp
lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được
viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”; tùy từng trường hợp cụ
thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan
điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự. Việc nghiên
cứu, viện dẫn án lệ khi xét xử là yêu cầu đối với Thẩm phán, Hội
thẩm. Trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ khi xét xử vụ
việc có tình huống pháp lý tương tự với án lệ thì phải có trách nhiệm phân
tích, lập luận và nêu rõ lý do trong bản án, quyết định.
————————————————————————————
LUẬT NHẬT HÀ
Hotline: 0967164636 - 0945603196
Website: http://luatnhatha.com/
Email: luatnhatha@gmail.com