THAY ĐỔI QUYỀN NUÔI CON SAU KHI LY HÔN

THAY ĐỔI QUYỀN NUÔI CON SAU KHI LY HÔN

1. Cơ sở pháp lý

- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

- Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HN&GĐ

- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

2. Về quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con

Theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình (LHNGĐ) năm 2014 thì “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”, tức là quyền và nghĩa vụ đối với con luôn đặt ra với người làm cha, làm mẹ không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha và mẹ còn tồn tại hay đã chấm dứt quan hệ vợ chồng hoặc chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng hay chưa

3. Có thể khởi kiện giành quyền nôi con sau khi ly hôn.

- Sau khi ly hôn, việc chăm sóc nuôi dưỡng con không thay đổi, điều này được quy định cụ thể tại điều 81 Luật HN&GĐ 2014

- Để đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho con, pháp luật đã dự liệu, đưa ra các cách giải quyết việc nuôi con sau khi ly hôn. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại điều 84 Luật HN&GĐ 2014 như sau:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Nếu cả cha mẹ đều không có đủ điều kiện để nuôi dạy con thì Tòa sẽ quyết định trao quyền nuôi con cho người giám hộ

Như vậy có thể thấy trên cơ sở quy định của pháp luật cha hoặc mẹ có quyền yêu cầu nếu thấy người còn lại không còn đủ khả năng và điều kiện để chăm sóc và mang đến cho con lợi ích tốt nhất nữa.

- Hai bên có thể thỏa thuận với nhau về việc thay đổi người nuôi con và hai bên có thể gửi đơn yêu cầu tòa án công nhận thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuối con sau khi ly hôn

- Trong trường hợp không thỏa thuận được cha hoặc mẹ có thể khởi kiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con với người còn lại và phải chứng minh được người đang trực tiếp nuối con không có đủ điều kiện để trực tiếp trộng nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nữa.

Điều kiện để có thể có quyền trực tiếp nuôi con hoặc thay đổi quyền nuôi con sẽ dựa vào các yếu tố sau đây:

+ Điều kiện về vật chất: Điều kiện ăn ở, sinh hoạt, học tập, vui chơi…Các điều kiện này được xem xét dựa trên chỗ ở, thu nhập, tài sản của người nuôi dưỡng…

+ Điều kiện về tinh thần: Thời gian chăm sóc, giáo dục con, tình cảm cha – con/mẹ - con trong quá trình nuôi dưỡng; điều kiện cho con được vui chơi, giải trí hoàn thiện nhân cách; nhân cách đạo đạo đức của người nuôi dưỡng, môi trường sống…

4. Hồ sơ, thủ tục đề nghị thay đổi quyền nuôi con.

a.   Hồ sơ đề nghị thay đổi quyền nuôi con

-      Đơn khởi kiện, đề nghị thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

-      Bản án ly hôn

-      Các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu thay đổi người nuôi con là có căn cứ pháp luật

-      Sộ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu  (bản sao chứng thực(

-      Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực)

b.   Thủ tục đề nghị thay đổi quyền nuôi con

- Nộp hồ sơ khởi kiên TAND quận/huyện nơi người đang trực tiếp nuôi con đang cư trú, làm việc

- Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hơp lệ Tòa án thông báo nộp tạm ứng án phí

- Nộp tạm ứng án phí cho cơ quant hi hành án và nộp lại biên lai cho tòa án

- Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục luật định

Thời hạn giải quyết vụ án:

- Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 – 6 tháng kể từ ngày thụ lý

- Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 – 2 tháng kể từ khi quyết đinh đưa vụ án ra xét xử

5. Dịch vụ của Luật Nhật Hà cung cấp liên quan đến thay đổi quyền nuôi con

- Tư vấn. đánh giá điều kiện khởi kiện thay đổi quyền nuôi con của Khách hàng trên cơ sở pháp lý

- Tư vấn cho Khách hàng về trình tự, thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

- Soạn hồ sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu thay đổi quyền nuôi con của Khách hàng

- Hướng dẫn khách hàng nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Khách hàng tại phiên tòa xét xử vụ án hôn nhân và gia đình

- Tư vấn các vấn đề liên quan trong quá trình yêu cầu thay đổi quyền nuôi con khi ly hôn

Luật Nhật Hà luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết. Xin vui lòng liên hệ: 0967164636 – 0945603196 để được tư vấn cụ thể.

Trân trọng.!

————————————————————————————

LUẬT NHẬT HÀ

Hotline: 0967164636 - 0945603196

Website: http://luatnhatha.com/

Email: luatnhatha@gmail.com


TIN LIÊN QUAN HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH

ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG

 

Với nhận thức đầy đủ về trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp trong toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu của khách hàng, LUẬT NHẬT HÀ đã hợp tác với nhiều đối tác trong nước và nước ngoài và qua các tư duy, hành động cụ thể đã được khách hàng đánh giá cao về năng lực, tâm huyết và hiệu quả công việc

G

0967164636