CÁC HỢP ĐỒNG BẮT BUỘC PHẢI CÔNG CHỨNG
Công chứng hợp đồng, giao dịch do cơ quan bổ trợ tư pháp cụ thể là Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng thực hiện. Việc công chứng giúp bảo đảm nội dung của một hợp đồng, một giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó
- Khoản
1 điều 2 Luật Công chứng 2014 có ghi: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành
nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân
sự khác bằng văn bản (hợp đồng, giao dịch); tính chính xác, hợp pháp, không
trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước
ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà
theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu
cầu công chứng.”
Dưới đây là tổng hợp các loại hợp đồng
bắt buộc phải công chứng theo quy định hiện hành của pháp luật:
- Hợp
đồng mua bán nhà ở
- Hợp
đồng tặng cho nhà ở
- Hợp
đồng đổi nhà ở
- Hợp
đồng góp vốn bằng nhà ở
- Hợp
đồng thế chấp nhà ở
(Căn cứ vào khoản 1 điều 122 Luật nhà ở
2014: “Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở,
chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng,
chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”)
- Hợp
đồng về quyền sử dụng đất
- Hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Hợp
đồng tặng cho quyền sử dụng đất
- Hợp
đồng thế chấp quyền sử dụng đất
- Hợp
đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất
- Hợp
đồng cho thuê quyền sử dụng đất
(Căn cứ vào điểm a, b khoản 3 Luật đất
đai 2013:
“a)Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền
sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng
hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b
khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền
sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi
quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền
sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên
hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản
được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên)
- Các
văn bản khác
- Di
chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ
(Căn cứ vào khoản 3 điều 630 Bộ Luật dân
sự 2015: “Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không
biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc
chứng thực.)
- Di
chúc được lập bằng tiếng nước ngoài
(Căn cứ vào khoản 5 Điều 647 Bộ luật Dân
sự 2015: “Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc
đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực.” )
(Căn cứ vào khoản 3 điều 122 Luật nhà ở
2015: “Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định
của pháp luật về dân sự.”)
- Văn
bản thừa kế về quyền sử dụng đất
(Căn cứ điểm c khoản 3 điều 167 Luật đất
đai 2013: “ Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp
luật về dân sự;)
- Văn
bản về lựa chọn người giám hộ
(Căn cứ Khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân
sự 2015: “. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn
người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp
nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người
giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.” )
Luật Nhật Hà luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết. Xin vui lòng liên hệ: 0967164636 – 0945603196 để được tư vấn cụ thể.
Trân trọng.!
————————————————————————————
LUẬT NHẬT HÀ
Hotline: 0967164636 - 0945603196
Website: http://luatnhatha.com/
Email: luatnhatha@gmail.com