MỘT SỐ TÌNH TIẾT ĐỊNH TỘI VỀ TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC
Tội
phạm về xâm hại tình dục luôn là mối quan tâm của cả xã hội. Nhất là gần đây xuất
hiện rất nhiều các vụ án xâm hại tình dục diễn ra mà hậu quả là vô cùng nghiêm
trọng cả về tinh thần, sức khỏe của nạn nhân, nhất là phụ nữ và trẻ em. Căn cứ
vào quy định tại Bộ
luật Hình sự 2015 và Nghị quyết Số: 06/2019/NQ-HĐTP của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và nội dung tại phiên họp trực tuyến
hướng dẫn nghị quyết Số: 06/2019/NQ-HĐTP và
các văn bản tài liệu có liên quan Luật
Nhật Hà xin cung cấp một số thông tin như sau:
Một
số tình tiết định tội về tội phạm xâm hại tình dục
Giao
cấu quy
định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144
và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục
nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào.
Giao
cấu với người dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện không phụ thuộc vào việc
đã xâm nhập hay chưa xâm nhập.
Hành
vi quan hệ tình dục khác quy
định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144
và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới
tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví
dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi…), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh
dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một
trong các hành vi sau đây:
a)
Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;
b)
Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi…),
dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác.
Dâm
ô quy
định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới
tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp
quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của
người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm
một trong các hành vi sau đây:
a)
Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ
xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của
người dưới 16 tuổi;
b)
Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi…) tiếp
xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận
sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
c)
Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với
bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
d)
Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp
xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận
nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;
đ)
Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví
dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy… của người dưới 16 tuổi).
Trình
diễn khiêu dâm quy định tại
khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là hành vi dùng cử chỉ, hành động, lời
nói, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích thích tình dục người dưới
16 tuổi; phô bày bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, khỏa thân, thoát y hoặc thực
hiện các động tác mô phỏng hoạt động tình dục (bao gồm giao cấu, thủ dâm và các
hành vi tình dục khác) dưới mọi hình thức.
Trực
tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản
1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người dưới 16 tuổi trực tiếp chứng
kiến người khác trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Các
hình thức biểu hiện trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình
diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự:
a)
Trực tiếp trình diễn khiêu dâm trước mặt người dưới 16 tuổi hoặc dụ dỗ người dưới
16 tuổi trực tiếp trình diễn khiêu dâm;
b)
Chiếu trực tiếp cảnh trình diễn khiêu dâm có sự tham gia của người dưới 16 tuổi;
c)
Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc người dưới 16 tuổi tự chụp, quay lại cảnh trình diễn
khiêu dâm của mình sau đó phát tán;
d)
Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc người dưới 16 tuổi khỏa thân và truyền tải trực tiếp âm
thanh, hình ảnh qua internet (livestream);
đ)
Trình chiếu các ấn phẩm đồi trụy có sử dụng người dưới 16 tuổi hoặc hình ảnh mô
phỏng người dưới 16 tuổi (hoạt hình, nhân vật được tạo ra bằng công nghệ số);
e)
Mô tả bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của con người, trừ trường hợp hướng dẫn
tại khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết này;
g)
Các hình thức biểu hiện khác của trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến
việc trình diễn khiêu dâm.
Lợi
dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân quy định tại khoản 1 Điều 141 và khoản 1 Điều 142 của Bộ luật
Hình sự là việc người phạm tội lợi dụng tình trạng người bị hại lâm vào một
trong những hoàn cảnh sau đây để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác:
a)
Ngưòi bị hại không thể chống cự được (ví dụ: người bị hại bị tai nạn, bị
ngất, bị trói, bị khuyết tật… dẫn đến không thể chống cự được);
b)
Người bị hại bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển
hành vi (ví dụ: người bị hại bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê,
ma túy, thuốc an thần, thuốc kích thích, các chất kích thích khác, bị bệnh tâm
thần hoặc bị bệnh khác… dẫn đến hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, khả năng
điều khiển hành vi).
Thủ
đoạn khác quy định tại
khoản 1 Điều 141 và khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự bao gồm các thủ đoạn
như đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân uống thuốc ngủ, thuốc gây mê, uống rượu, bia
hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng
nhận thức, khả năng điều khiển hành vi để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác; hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở
nước ngoài để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.
Trái
với ý muốn của nạn nhân quy định tại khoản 1 Điều 141 và điểm a khoản 1 Điều 142 của Bộ luật
Hình sự là người bị hại không đồng ý, phó mặc hoặc không có khả năng biểu lộ ý
chí của mình đối với hành vi quan hệ tình dục cố ý của người phạm tội.
Người
lệ thuộc quy định tại
khoản 1 Điều 143 và đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình quy
định tại khoản 1 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị hại bị lệ
thuộc vào người phạm tội về vật chất (ví dụ: người bị hại được người phạm
tội nuôi dưỡng, chu cấp chi phí sinh hoạt hàng ngày…) hoặc lệ thuộc về tinh thần,
công việc, giáo dục, tín ngưỡng (ví dụ: người bị hại là người lao động làm thuê
cho người phạm tội; người bị hại là học sinh trong lớp do người phạm tội là
giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn…).
Người
đang ở trong tình trạng quẫn bách quy
định tại khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp
người bị hại đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bức bách nhưng không tự mình khắc
phục được mà cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác (ví dụ: không có
tiền chữa bệnh hiểm nghèo; không có tiền để chuộc con mình đang bị bắt cóc…).
Luật Nhật Hà luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết. Xin vui lòng liên hệ: 0967164636 – 0945603196 để được tư vấn cụ thể.
Trân trọng.!
————————————————————————————
LUẬT NHẬT HÀ
Hotline: 0967164636 - 0945603196
Website: http://luatnhatha.com/
Email: luatnhatha@gmail.com