TỘI LÂY LAN DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIỂM CHO CON NGƯỜI
Cuối
tháng 1 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp
toàn cầu đối với chủng mới của virus corona. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ
cũng đã ký quyết định 173/QĐ-TTg để công bố dịch. Bộ Y tế cũng đã bổ sung bệnh
COVID-19 vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Đây là các bệnh đặc biệt
nguy hiểm, có khả năng lây lan rất nhanh, phát tán rộng và tỉ lệ tử vong cao…
Vì
vậy, các hành vi “trốn khai báo” hoặc “trốn cách ly”… gây lây truyền bệnh có thể
bị truy cứu trách nhiệm hình sự !!! Qua quá trình tìm hiểu về loại tội phạm này
Luật Nhật Hà xin đưa ra những thông
tin cơ bản nhất:
Đối
tượng tác động của tội phạm là môi trường sống lành mạnh, từ đó ảnh hưởng tới sự
an toàn tính mạng, sức khỏe của con người.
–
Mặt khách quan của tội phạm: Hành
vi khách quan của tội phạm này là làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
cho con người, cụ thể:
“Đưa
ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động
vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người
hoặc đưa vào và cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm
động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây
nhiễm cho người.
Đưa
vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động
vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền
cho người.
Hành
vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người: Đó có thể là các hành vi vi
phạm quy định của pháp luật về phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo như: cố tình
không tiêm vacxin phòng bệnh cho nhân dân, không tổ chức kịp thời khoanh vùng tẩy
uế khu vực có dịch bệnh để bệnh lây lan…”
Dịch
bệnh ở đây là những loại dịch bệnh dễ lan rộng và nhanh chóng lây lan từ người
này sang người khác tại cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh
có dấu hiệu trên đều thuộc đối tượng quy định tại điều luật này, mà các dịch bệnh
này phải là các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Sự nguy hiểm được thể hiện
qua các triệu chứng như gây chết người nhanh hoặc chết hàng loạt hoặc những căn
bệnh có khả năng gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người bị nhiễm hay là những
căn bệnh khó chữa trị hoặc chưa có khả năng chữa trị trong điều kiện hiện nay.
Những loại dịch bệnh nguy hiểm này do Bộ y tế quy định nhưng ta có thể thấy một
số loại bệnh lây nhiễm nguy hiểm như dịch tả, đậu mùa, phong hủi, thương
hàn,…Còn các loại bệnh khác có khả năng lây lan nhanh nhưng không nguy hiểm như
ghẻ lở, hắc lào không phải là loại bệnh quy định tại điều luật này.
Trong
thực tế, còn có nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau giữa những người thi
hành pháp luật về tội phạm này. Đến thời điểm hiện nay, Hội đồng Thẩm phán TAND
tối cao chưa ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể như thế nào là “Hành vi
khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” theo điểm c khoản 1 Điều
240 BLHS 2015; thực tiễn tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của
vi rút Corona (Covid-19) trong những tháng đầu năm 2020 đặt ra câu hỏi cho hành
vi xảy ra trong thực tế, nhưng điều luật lại chưa quy định cụ thể hành vi đưa
người hoặc cho phép đưa người hoặc người bệnh, người có nguy cơ nhiễm bệnh
(theo phân loại F1, F2, F3, F4,… theo khuyến cáo của Bộ Y tế) cố ý di chuyển khỏi
vùng dịch trái phép hoặc nhập cảnh trái phép vào lãnh thổ Việt Nam gây lây lan
dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.
– Khách thể: Các hành vi nêu trên xâm phạm đến quy định về phòng, chống dịch bệnh
ở người, cụ thể là vi phạm Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản
khác liên quan. Ngoài ra, các hành vi nêu trên còn có thể xâm phạm đến tính mạng,
sức khỏe, tài sản của người khác.
–
Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố
ý.
–
Chủ thể của tội phạm: Cá nhân – người
có năng lực TNHS và đạt độ tuổi nhất định. Chủ thể của hành vi cho phép đưa vào
Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc
mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người là người có chức vụ, quyền
hạn.
Các
khung hình phạt theo quy định tại Điều 240 BLHS năm 2015:
Khung
1.(cơ bản) Người nào phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 thì bị phạt
tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khung
2. (tăng nặng) Nếu phạm tội theo khoản 2 Điều 240 BLHS năm 2015 thì bị phạt tù
từ 05 năm đến 10 năm, áp dụng đối với các trường hợp:
*
Phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ
trưởng Bộ y tế.
Theo
Quyết định 64/2010/QĐ-TTg quy định “điều kiện công bố dịch và công bố hết dịch
bệnh truyền nhiễm” thì điều kiện công bố dịch bệnh truyền nhiễm chỉ được thực
hiện khi có đủ hai điều kiện sau: 1. Có số người mắc bệnh truyền nhiễm vượt quá
số người mắc dự tính bình thường của cơ quan y tế tuyến tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương trở lên. 2. Có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ sau: Quy
mô, tính chất của bệnh dịch vượt quá khả năng kiểm soát của cơ quan y tế tuyến
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bệnh dịch được Bộ trưởng Bộ Y tế xác định
có sự biến đổi tác nhân gây bệnh, có nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong và chưa có
biện pháp khống chế hiệu quả; Bệnh dịch có tỷ lệ tử vong cao mà chưa rõ tác
nhân gây bệnh và chưa có biện pháp khống chế hiệu quảm; Bệnh dịch xảy ra khi có
thiên tai, thảm họa.
*
Làm chết người.
Khung
3.(tăng nặng) Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm, áp dụng đối
với các trường hợp: Phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
Làm chết 02 người trở lên.
Luật Nhật Hà luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết. Xin vui lòng liên hệ: 0967164636 – 0945603196 để được tư vấn cụ thể.
Trân trọng.!
————————————————————————————
LUẬT NHẬT HÀ
Hotline: 0967164636 - 0945603196
Website: http://luatnhatha.com/
Email: luatnhatha@gmail.com