THỦ TỤC CÔNG BỐ HỢP CHUẨN - CÔNG BỐ HỢP QUY SẢN PHẨM
Theo Luật
tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 thì:
Công bố hợp chuẩn và Công bố hợp quy đều là hoạt động của tổ chức, cá nhân tự
công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với các quy
định tương ứng. Tuy nhiên công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy cũng có những
điểm khác nhau.
I. TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT
1. Tiêu chuẩn là gì?
“Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ
thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt
động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng
này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyên áp
dụng.”(theo Khoản 1, Điều 3, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật)
Theo như trên, thì tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên
tắc tự nguyện. Tuy nhiên, khi toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể được viện
dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật thì trở thành bắt buộc
áp dụng.
Nói vậy có nghĩa là, nếu bạn nhập khẩu hàng hóa
thì có thể bỏ qua phần tiêu chuẩn này, khi nếu chỉ xét tới việc thông quan hàng
hóa.
2. Quy chuẩn kỹ thuật là gì?
“Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức
giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh
tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo
vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền
lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu cần thiết khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp
dụng”.(theo Khoản 2, Điều 3, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật)
Như vậy, Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tất nhiên gồm cả hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa.
Là nhà nhập khẩu (hay nhà sản xuất), bạn cần lưu
ý thông thường yêu cầu chất lượng của sản phẩm theo tiêu chuẩn không
được thấp hơn các quy định kỹ thuật tương ứng cho cùng loại sản phẩm
nêu trong quy chuẩn.
II. CÔNG BỐ HỢP CHUẨN - CÔNG BỐ
HỢP QUY LÀ GÌ?
Cả 2 khái niệm này đều được quy định trong văn
bản luật như sau:
1. Công bố hợp chuẩn là gì?
“Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự
công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu
chuẩn tương ứng.” (theo Khoản 8, Điều 3, Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật)
Khái niệm này được quy định cụ thể hơn tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN của
Bộ Khoa học và Công nghệ:
“Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự
công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu
chuẩn tương ứng.”
Thông tư đó cũng nêu rõ: công bố hợp
chuẩn là hoạt động tự nguyện, không bắt buộc với hàng xuất nhập khẩu. Do
đó, nhà nhập khẩu tự cân nhắc có muốn làm công bố cho hàng của mình hay không.
Thực tế thì cũng ít thấy chủ hàng làm công bố hợp
chuẩn cho hàng nhập khẩu của mình. Có chăng họ chỉ làm sau khi hàng đã nhập
xong, trước khi phân phối ra thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng làm
cho hàng sản xuất trong nước.
Nếu doanh nghiệp muốn làm hợp chuẩn, thì thủ tục
gồm 1 số bước chính như sau:
1. Đánh giá sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn nào: doanh nghiệp tự
đánh giá hoặc thông qua 1 tổ chức chứng nhận. Nếu việc đánh giá do 1 tổ chức
chứng nhận đã đăng ký tiến hành, thì Giấy chứng nhận hợp chuẩn do
tổ chức đó cấp sẽ được xác nhận bằng dấu hợp chuẩn. Nếu doanh
nghiệp tự đánh giá, thì không được sử dụng dấu hợp chuẩn.
2. Đăng ký hồ sơ hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng
ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh (sau đây viết tắt là Chi cục).Bổ
sung chỉnh sửa để hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
3. Chi cục TCĐLCL ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp
chuẩn cho Doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký công bố hợp
chuẩn:
Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lập 02 (hai)
bộ hồ sơ công bố hợp chuẩn, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi
hồ sơ qua đường bưu điện tới Chi cục và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức,
cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:
TH1. Trường hợp công bố hợp
chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã
đăng ký (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy
định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc
thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy
đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký
hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy
tờ khác theo quy định của pháp luật);
c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn
cứ để công bố;
d) Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp chuẩn
do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ
xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
TH2. Trường hợp công bố hợp
chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy
định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc
thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy
đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký
hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy
tờ khác theo quy định của pháp luật);
c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn
cứ để công bố;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn
chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn
về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ công bố hợp của tổ
chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng
được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy định tại Phụ lục III Thông tư
này) và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn
được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ
thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức,
cá nhân phải có bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ
thống quản lý còn hiệu lực;
e) Báo cáo đánh giá hợp chuẩn (theo Mẫu 5. BCĐG
quy định tại Phụ lục III Thông tư này) kèm theo bản sao y bản chính Phiếu kết
quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp
chuẩn của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ
xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
2. Công bố hợp quy là gì?
“Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công
bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật tương ứng” (theo Khoản 9, Điều 3, Luật tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật)
Cụ thể hơn là việc tổ chức, cá nhân tự
công bố sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn tương ứng, theo Khoản
2, Điều 3, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc, là điều kiện tiên quyết để
đưa sản phẩm, hàng hóa ra thị trường.
Nhà nhập khẩu cần nắm rõ hàng hóa của mình có
thuộc đối tượng phải công bố hợp chuẩn hay công bố hợp quy hay không, căn cứ
như sau:
- Đối với sản
phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (gọi là sản phẩm, hàng hoá nhóm
2) thì các Bộ ngành sẽ quy định cụ thể các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu
bắt buộc áp dụng. Cần căn cứ vào danh mục sản phẩm, hàng hóa có
khả năng gây mất an toàn được các Bộ ban hành công bố để nhận
biết. Các nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 bắt buộc phải
thực hiện công bố hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa của mình.
- Đối với sản
phẩm, hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn (gọi là sản phẩm, hàng
hóa nhóm 1) thì nhà sản xuất, nhà nhập khẩu cần công bố hợp chuẩn cho sản
phẩm, hàng hóa của mình. Như trên đã nói, hoạt động đó là tự nguyện, không
bắt buộc.
Như vậy, nếu hàng bạn định nhập khẩu thuộc diện
phải công bố hợp quy (hàng nhóm 2) thì cần thực hiện sớm, tránh trường hợp hàng
chờ công bố phải nằm ở cảng gây phát sinh thời gian, chí phí.
Các bước làm thủ tục công bố hợp quy như sau (xem
chi tiết trong Thông tư 28):
1. Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng. Doanh nghiệp có thể tự đánh giá, hoặc thông qua tổ chức chứng nhận được
chỉ định để tiến hành thực hiện.
2. Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy tới tổ chức
chứng nhận (có thể gửi tới Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc trung
tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhất định).
3. Sau khi tiến hành đánh giá, kiểm nghiệm và thẩm xét hồ sơ thì
tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp
quy và hướng dẫn sử dụng dấu cho chủ hàng.
4. Nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do
Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
chỉ định.
5. Cơ quan chuyên ngành ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công
bố hợp quy.
Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập 02 (hai) bộ
hồ sơ công bố hợp quy, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ
qua đường bưu điện tới cơ quan chuyên ngành và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ
chức, cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:
TH1. Trường hợp công bố hợp quy dựa
trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ
ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy
định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc
thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng
ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc
Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy
định của pháp luật);
c) Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp
quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo
mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ
xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng;
TH2. Trường hợp công bố hợp quy dựa
trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ
nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy
định tại Phụ lục III Thông tư này);
b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc
thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng
ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc
Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy
định của pháp luật);
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy
chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn
về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ công bố hợp quy
của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát
chất lượng được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy định tại Phụ lục III
Thông tư này) và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy
được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ
thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ
chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về
hệ thống quản lý còn hiệu lực;
đ) Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm
mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ
chức thử nghiệm đã đăng ký;
e) Báo cáo đánh giá hợp quy (theo Mẫu 5. BCĐG quy
định tại Phụ lục III Thông tư này) kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có
liên quan;
III. LỢI ÍCH CỦA VIỆC CÔNG BỐ HỢP CHUẨN,
CÔNG BỐ HỢP QUY
Thực ra, ngoài việc đáp ứng quy định của nhà
nước, việc doanh nghiệp làm công bố hợp chuẩn, hợp quy cũng đem lại cho doanh
nghiệp những lợi thế nhất định, chẳng hạn:
- Hàng
hóa có công bố hợp chuẩn, hợp quy tạo được niềm tin ban đầu về nguồn gốc
cũng như chất lượng sản phẩm, nhất là khi chủ hàng muốn tham gia thầu hay
khi cung cấp sản phẩm vào các dự án, công trình lớn.
- Chứng
từ về công bố sản phẩm cũng giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa
trên thị trường.
- Giúp
nâng cao uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp sản xuất, hoặc nhập khẩu,
cũng như cho sản phẩm – hàng hóa
Vẫn biết là có những lợi ích như vậy, nhưng hầu
hết các công ty xuất nhập khẩu đều rất ngại va vào những thủ tục này. Lý do chủ
yếu là gây phát sinh chi phí, thời gian, và cả công sức.
Cho dù thế nào, nếu hàng thuộc diện bắt buộc
phải làm công bố hợp quy, thì chắc chắn khi nhập khẩu bạn cần biết trước và
tuân thủ. Còn nếu hàng chỉ thuộc diện khuyến khích tự nguyện, thì làm công bố
hay không là quyết định của công ty bạn.
IV. DỊCH VỤ LUẬT NHẬT HÀ CUNG CẤP
Luật Nhật Hà là đơn vị chuyên hỗ trợ các
doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm
trên toàn quốc. Tại đây, quý khách sẽ được hỗ trợ những vấn đề
pháp lý như:
- Kiểm tra, tư vấn hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm.
- Hỗ trợ công chứng, dịch các tài liệu cần thiết
trong quá trình công bố.
- Lên chỉ tiêu xét nghiệm, gửi mẫu và nhận kết
quả xét nghiệm.
- Soạn thảo hồ sơ công bố hợp quy sản
phẩm.
- Đại diện khách hàng giải quyết các vấn đề
phát trình trong suốt quá trình làm thủ tục.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan sau khi công
bố.
Luật Nhật Hà luôn
sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết. Xin vui
lòng liên hệ: 0967164636 – 0945603196 để được tư vấn cụ thể.
Trân
trọng.!
————————————————————————————
LUẬT NHẬT HÀ
Hotline: 0967164636 - 0945603196
Website: http://luatnhatha.com/
Email: luatnhatha@gmail.com