Theo Điều 73 luật doanh nghiệp năm 2014, Doanh nghiệp tư nhânlà
doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có
toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi
cá nhân chỉ được thành lập doanh nghiệp tư nhân.
I. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập
và làm chủ
Doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như ở
các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của DN cũng chủ yếu xuất phát từ tài sản
của một cá nhân duy nhất.
2. Về
quan hệ sở hữu vốn trong Doanh nghiệp
Nguồn vốn ban đầu của Doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu
từ tài sản của chủ Doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, chủ Doanh nghiệp có
quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với Cơ quan đăng ký kinh
doanh trong trường hợp giảm vốn xuống dưới mức đã đăng kí. Vì vậy, không có giới
hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của Doanh nghiệp Tư nhân và
phần còn lại thuộc sở hữu của chủ Doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là không thể
tách bạch tài sản của chủ Doanh nghiệp Tư nhân và tài sản của chính Doanh nghiệp
Tư nhân đó.
3. Quan
hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lí
Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ đầu tư duy nhất, vì vậy
cá nhân có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của
Doanh nghiệp tư nhân. Chủ Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật
của Doanh nghiệp tư nhân
4. Về phân phối lợi nhuận
Vấn đề phân chia lợi nhuận không đặt ra đối với Doanh nghiệp
tư nhân bởi Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu và toàn bộ lợi nhuận thu
được từ hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp sẽ thuộc về một mình chủ Doanh
nghiệp. Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là cá nhân duy nhất đó sẽ có nghĩa vụ
chịu mọi rủi ro trong kinh doanh.
5. Doanh
nghiệp Tư nhân không có tư cách pháp nhân
Một pháp nhân phải có tài sản riêng, tức phải có sự tách bạch
giữa tài sản của pháp nhân đó với những người tạo ra pháp nhân. Doanh nghiệp Tư
nhân không có sự độc lập về tài sản vì tài sản của Doanh nghiệp Tư nhân không độc
lập trong quan hệ với tài sản của chủ Doanh nghiệp Tư nhân.
6. Chế độ
chịu trách nhiệm
Do tính chất độc lập về tài sản không có nên chủ Doanh nghiệp
Tư nhân – người chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro của Doanh nghiệp
sẽ phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn. Chủ Doanh nghiệp Tư nhân không chỉ chịu
trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đầu
tư đã đăng kí mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản trong trường hợp phần
vốn đầu tư đã đăng kí không đủ.
II. Thủ
tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
1. Hồ sơ
thành lập
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân;
- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp: Thẻ
căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.
- Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu
không phải là người đại diện theo pháp luật
2. Nộp hồ sơ thành lập
Cách
1: Người thành lập
doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh
nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Khi nhận hồ sơ,
Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận.
Cách 2: Người
đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo
quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi được chấp
thuận, doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền nộp trực tiếp bản cứng tại Phòng
Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và nhận kết quả.
III. Ưu
điểm, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
1. Ưu
điểm của doanh nghiệp tư nhân
Do chỉ có 1 chủ sở hữu.
Và được quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp
cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp.
Chủ sở hữu doanh
nghiệp có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp của mình cho người khác.
Cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản.
Chế độ trách nhiệm
vô hạn, doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác. Dễ dàng
huy động vốn và hợp tác kinh doanh.
2. Nhược
điểm của doanh nghiệp tư nhân
Đây là loại hình
doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.
Tính rủi ro cao khi
chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn.
Không được phát hành
bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường.
Không được góp vốn
thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác.
Chỉ được quyền thành
lập một doanh nghiệp tư nhân.
IV. Tư
vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân
Là nhà cung cấp dịch
vụ thành lập công ty hàng đầu. Mỗi năm chúng tôi thành lập hàng nghìn doanh
nghiệp. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
- Tư vấn ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư
nhân
- Tư vấn hồ sơ, soạn hồ sơ và thực hiện thủ
tục thành lập doanh nghiệp
- Nhận kết quả và thực hiện các công việc
khác sau khi nhận được giấy chứng nhận doanh nghiệp
Luật Nhật Hà luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết. Xin vui lòng liên hệ: 0967164636 – 0945603196 để được tư vấn cụ thể.
Trân trọng.!
————————————————————————————
LUẬT NHẬT HÀ
Hotline: 0967164636 - 0945603196
Website: http://luatnhatha.com/
Email: luatnhatha@gmail.com