CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
Theo điều 47 luật doanh nghiệp
năm 2014, giống như các loại hình doanh nghiệp khác, Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp,
trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng thành viên không vượt
quá năm mươi. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công
ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp.
I. Đặc điểm Công ty TNHH hai
thành viên trở lên
Từ quy định của Luật doanh
nghiệp 2014, có thể rút ra các đặc điểm nhà đầu tư cần biết khi lựa chọn thành
lập Công ty TNHH hai thành viên như sau:
1. Về thành viên công
ty
Số lượng thành viên: Thành
viên của công ty TNHH hai thành viên có tối thiểu là hai và tối đa không quá 50
thành viên.
Tư cách thành viên: Thành
viên của công ty TNHH hai thành viên là cá nhân, tổ chức có thể có quốc tịch Việt
Nam hoặc nước ngoài. Tuy nhiên cá nhân, tổ chức này không thuộc các trường hợp
cấm thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
quy định tại điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014.
2. Vốn điều lệ của công
ty
Theo khoản 1 điều 48 luật doanh
nghiệp 2014, Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết
góp vào công ty.
Thành viên phải góp vốn phần vốn
góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký dịch vụ
thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp có thành viên chưa góp
hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ,
tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60
ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.
3.Trách nhiệm tài sản của
thành viên
Công ty tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình vì công ty có tư cách pháp nhân.
Thành viên chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã
góp vào doanh nghiệp.
Riêng đối với thời điểm thành lập
công ty: Trong thời hạn góp vốn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp hoặc một thời hạn nhỏ hơn quy định tại điều lệ. Các thành
viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm
tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công
ty phát sinh trong thời gian này.
4.Tư cách pháp nhân
Công ty TNHH hai thành viên trở
lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp. Do đó, công ty có thể nhân danh chính mình trong các giao dịch và
hoạt động kinh doanh.
5. Huy động vốn
Công ty TNHH hai thành viên trở
lên không được huy động vốn bằng việc phát hành cổ phần (khoản 3 điều
47 Luật Doanh nghiệp) vì cổ phần và cổ phiếu là đặc trưng riêng của mô
hình công ty cổ phần nhằm huy động vốn. Tuy nhiên, Công ty TNHH hai thành
viên trở lên vẫn có thể áp dụng các phương thức huy động vốn:
– Tăng vốn điều lệ công ty bằng
cách kết nạp thêm thành viên mới tuy nhiên không quá 50 thành viên;
– Tăng vốn điều lệ công ty bằng
cách huy động vốn từ các thành viên đang hoạt động trong công ty;
– Huy động vốn thông qua hoạt động
vay vốn, tín dụng từ các cá nhân, tổ chức;
– Phát hành trái phiếu.
6. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức công ty TNHH hai
thành viên trở lên khá chặt chẽ gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng
thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11
thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành
viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền,
nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng
Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.
II. Thủ tục thành lập
công ty TNHH hai thành viên
1. Hồ sơ thành lập
Theo quy định tại Luật
Doanh nghiệp và Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hồ sơ thành lập công ty gồm:
- Bản sao có chứng thực CMND hoặc
hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân;
- Giấy đề nghị cấp giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách cổ đông
sáng lập.
Như vậy, nếu sử dụng dịch vụ của Luật Nhật Hà, quý vị chỉ cần chuẩn
bị Bản sao có chứng thực CMND hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công
dân. Mọi việc còn lại đã có chúng tôi thực hiện.
2. Nộp hồ sơ thành lập
Cách 1: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người
được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp và thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt
trụ sở chính
Khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận.
Cách 2: Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ
đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số
vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình
trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ
nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
III. Sau khi đăng ký thành
công công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt
động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập hoặc đăng
ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng
ký doanh nghiệp trên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định
tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2014, Khoản 2 Điều 1 Nghị
định số 05/2013/NĐ-CP và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh
nghiệp;
2. Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số
thuế), doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê
khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục tạo và phát
hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…).
3. Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện
thủ tục khắc dấu cần liên hệ với cơ quan liên quan và cơ quan công an để thực
hiện thủ tục khắc dấu, đăng ký mẫu dấu theo quy định tại Nghị định số
58/2001/NĐ-CP.
4. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: sau khi
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp liên hệ cơ quan quản
lý chuyên ngành để được hướng dẫn.
IV. Nghĩa vụ của doanh nghiệp:
– Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật
khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
– Trường hợp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi
thông báo yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh hiệu đính cho phù hợp. Việc tự ý
thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là vi phạm pháp luật và
sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
– Treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp.
– Khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp
phải đến cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký thay đổi kịp thời và
chính xác trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi.
– Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính
xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
– Đăng kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo
quy định của pháp luật.
– Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về
lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho
người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
– Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu
chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
– Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định
kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh
nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các
thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp
thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
– Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản
tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm
ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt
hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không chính
xác, không trung thực, không đầy đủ.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn
xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh
lam thắng cảnh.
– Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu của doanh nghiệp tại trụ sở chính
của doanh nghiệp theo quy định tại Điều
12 Luật Doanh nghiệp 2014.
(Tải
xuống Luật Doanh nghiệp 2014)
Luật Nhật Hà luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết. Xin vui lòng liên hệ: 0967164636 – 0945603196 để được tư vấn cụ thể.
Trân trọng.!
————————————————————————————
LUẬT NHẬT HÀ
Hotline: 0967164636 - 0945603196
Website: http://luatnhatha.com/
Email: luatnhatha@gmail.com