Theo Điều 110 luật doanh nghiệp năm 2014, giống
như các loại hình doanh nghiệp khác, Công
ty cổ phần là doanh nghiệp,
trong đó Vốn điều lệ được chia
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối
thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển
nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
119 và khoản 1 Điều 126 của Luật doanh nghiệp. Công ty Cổ phần
có tư cách pháp nhân kể từ
ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty Cố phần
có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
I. Đặc điểm Công ty TNHH Một
thành viên
Từ quy định của Luật doanh
nghiệp 2014, có thể rút ra các đặc điểm nhà đầu tư cần biết khi lựa chọn thành
lập Công ty TNHH hai thành viên như sau:
1. Về thành viên công
ty
Thành viên công ty Cổ phần được gọi là các cổ đông. Cổ đông là những
người sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty.
Pháp luật chỉ quy định về số cổ đông công ty cổ phần tối thiểu là
03 và không giới hạn số lượng tối đa. Điều này giúp công ty cp có thể mở rộng số
lượng thành viên tuỳ theo nhu cầu của mình.
2. Vốn điều lệ của công
ty
Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại
thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các
loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần
được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phiếu. Tổ chức hoặc cá nhân tham
gia vào công ty bằng cách mua cổ phiếu, có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu.
3.Chế độ chịu trách nhiệm của
công ty
Chế độ chịu trách nhiệm của công
ty cổ phần là chế độ trách nhiệm hữu hạn:
– Công ty sẽ chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản công ty.
– Cổ đông chịu trách nhiệm về các
khoản nợ bằng số vốn góp vào công ty.
4.Tư cách pháp nhân
Công ty cổ phần có đầy đủ tư cách
pháp nhân. Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Công ty có thể
trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự trong các tranh chấp dân sự, thương mại
nếu có. Công ty có quyền sở hữu tài sản riêng. Các cổ đông chỉ được sở hữu cổ
phần công ty chứ không sở hữu tài sản của công ty.
5. Huy động vốn
So với các loại hình công ty
khác, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn linh hoạt. Giống như các loại
hình công ty khác, công ty cp có thể huy động vốn từ các khoản vay tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước. Ngoài ra công ty cp có thể huy động vốn bằng cách
phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
+ Cổ phiếu là chứng chỉ do công
ty cp phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một
hoặc một số cổ phần của công ty đó. Việc phát hành cổ phiếu là một điểm mạnh
mà công ty trách nhiệm hữu hạn không có được.
+ Công ty cp có quyền phát
hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo
quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Cơ chế huy động vốn linh hoạt này
là một trong những ưu điểm. Cá nhân, tổ chức thành lập công ty cp để họ có thể
chủ động hơn về nguồn vốn khi có nhu cầu.
6. Các loại cổ phần
Theo quy định tại Điều 113 Luật
Doanh nghiệp 2014, có các loại cổ phần như sau:
– Cổ phần phổ thông;
– Cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi
có các loại sau:
+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Chỉ
có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần
ưu đãi biểu quyết
+ Cổ phần ưu đãi cổ tức;
+ Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
+ Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ
công ty quy định.
Người được quyền mua cổ phần ưu
đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty
quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
7. Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ
đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cp.
Đại hội đồng cổ đông có các quyền
và nghĩa vụ sau đây:
– Thông qua định hướng phát triển
của công ty;
– Quyết định loại cổ phần và tổng
số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng
năm của từng loại cổ phần;
– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành
viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
– Quyết định đầu tư hoặc bán số
tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong
báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ
lệ hoặc một giá trị khác;
– Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều
lệ công ty;
– Thông qua báo cáo tài chính hằng
năm;
– Quyết định mua lại trên 10% tổng
số cổ phần đã bán của mỗi loại;
– Xem xét và xử lý các vi phạm của
Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công
ty;
– Quyết định tổ chức lại, giải
thể công ty
– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy
định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty
8. Hội đồng quản trị công ty cổ phần
Hội đồng quản trị là cơ quan quản
lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội
đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng
văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng
quản trị có một phiếu biểu quyết.
Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11
thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản
trị. Thành viên hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông công ty bầu.
Hội đồng quản trị bầu một thành
viên của hội đồng quản trị làm chủ tịch hội đồng quản trị
II. Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên
1. Hồ sơ thành lập
Theo quy định tại Luật
Doanh nghiệp và Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hồ sơ thành lập công ty gồm:
- Giấy đề nghị cấp giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ một trong các
giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều
10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành
lập doanh nghiệp là cá nhân;
- Quyết định thành lập hoặc Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong
các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều
10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy
quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập
doanh nghiệp là tổ chức
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi
nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo
quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành
- Danh sách cổ đông sáng lập và
cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền
đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức
- Điều lệ công ty;
Như vậy, nếu sử dụng dịch vụ của Luật Nhật Hà, quý vị chỉ cần chuẩn
bị Bản sao có chứng thực CMND hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân… Mọi
việc còn lại đã có chúng tôi thực hiện.
2. Nộp hồ sơ thành lập
Cách 1: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người
được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp và thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt
trụ sở chính
Khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận.
Cách 2: Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ
đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số
vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình
trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ
nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
III. Sau khi đăng ký thành
công công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên:
Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt
động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau:
1. Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số
thuế), doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê
khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục tạo và phát
hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…).
2. Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện
thủ tục khắc dấu cần liên hệ với cơ quan liên quan và cơ quan công an để thực
hiện thủ tục khắc dấu, đăng ký mẫu dấu theo quy định tại Nghị định số
58/2001/NĐ-CP.
3. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: sau khi
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp liên hệ cơ quan quản
lý chuyên ngành để được hướng dẫn.
4.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội
dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp
trên cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định tại Điều 28
Luật doanh nghiệp, Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 05/2013/NĐ-CP và trả phí công bố
nội dung đăng ký doanh nghiệp.
IV. Nghĩa vụ của doanh nghiệp:
Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật
khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
– Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật
khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
– Trường hợp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi
thông báo yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh hiệu đính cho phù hợp. Việc tự ý
thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là vi phạm pháp luật và
sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
– Treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp.
– Khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp
phải đến cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký thay đổi kịp thời và
chính xác trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi.
– Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính
xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
– Đăng kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo
quy định của pháp luật.
– Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về
lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho
người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
– Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu
chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
– Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định
kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh
nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các
thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp
thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn
xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh
lam thắng cảnh.
– Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu của doanh nghiệp tại trụ sở chính
của doanh nghiệp theo quy định tại Điều
12 Luật Doanh nghiệp 2014.
– Công ty cổ phần phải gửi báo cáo tài chính hàng năm đã được Đại hội đồng
cổ đông thông qua đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật về kế toán và pháp luật có liên quan.
– Lập sổ và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp và phải được lưu giữ, bảo quản theo quy định của pháp luật.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cuối cùng các cổ đông quy định tại khoản
3 Điều 23 Nghị định 102/2010/ NĐ-CP phải thanh toán đủ số cổ phần đã
đăng ký mua, công ty phải thông báo kết quả góp vốn cổ phần đã đăng ký đến cơ
quan đăng ký kinh doanh..
(Tải
xuống Luật Doanh nghiệp 2014).
V. Dịch vụ thành lập công
ty TNHH một thành viên Luật Nhật Hà
– Tư vấn về khái niệm và đặc điểm công ty cp.
– Ưu nhược điểm khi thành lập công ty cp.
– Tư vấn cách đặt tên công ty
– Tư vấn vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh.
– Tư vấn về pháp luật, thủ tục, hồ sơ thành lập
công ty.
– Tư vấn pháp luật thuế, chế độ kế toán thuế khi
vận hành…
– Soạn thảo bộ hồ sơ cho việc đăng ký doanh
nghiệp.
– Thay mặt bạn nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp tại
sở kế hoạch đầu tư.
– Nhận kết quả của đăng kí doanh nghiệp và thực
hiện đăng công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp;
– Trả kết quả tại trụ sở của khách hàng.
– Đại diện khách hàng làm thủ tục khắc dấu tròn.
– Soạn hồ sơ thông báo mẫu dấu.
– Bàn giao con dấu cho khách hàng
– Các công việc khác như: setup hồ sơ kế
toán thuế ban đầu, đóng lệ phí môn bài, mở tài khoản ngân hàng…
Luật Nhật Hà luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết. Xin vui lòng liên hệ: 0967164636 – 0945603196 để được tư vấn cụ thể.
Trân trọng.!
————————————————————————————
LUẬT NHẬT HÀ
Hotline: 0967164636 - 0945603196
Website: http://luatnhatha.com/
Email: luatnhatha@gmail.com